Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu xoài lớn thứ 13 trên thế giới. Xoài Việt Nam đã được xuất khẩu đến 40 nước, trong đó thị trường chủ yếu là Trung Quốc chiếm gần 84,6%; kế đến là thị trường Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Australia, Nhật Bản… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam mới chỉ chiếm hơn 1% tổng xuất khẩu xoài thế giới.
Sau nhiều năm đàm phán, trái xoài Việt Nam đã được thị trường Nhật bản, Hàn Quốc chấp nhận và ngày càng khẳng định vị thế tại thị trường này.
Trái xoài Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc: Xoài keo, Xoài Úc, Xoài Cát Chu, Xoài Tứ Quý, Xoài Đài Loan…
(Hình Xoài Úc E2R2)
– Tuy nhiên, hiện nay, yêu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc đã có một số thay đổi. Ngoài các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP), thị trường này yêu cầu trái xoài Việt Nam phải đảm bảo đúng về mã số vùng trồng thì mới được chấp nhận ( tức trái xoài nào trồng ở khu vực mã vùng trồng nào thì mới được phép sản xuất và thu mua ). Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp (DN), người sản xuất phải nhìn nhận lại và có những định hướng sản xuất phù hợp với sự thay đổi của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc nói riêng và các nước nhập khẩu nói chung.
– Hiện Nhật Bản, Hàn Quốc đã đưa ra các yêu cầu và điều kiện nhập khẩu như: các vùng trồng phải có mã số do họ phê duyệt, cơ sở đóng gói không đóng 2 thị trường cùng lúc… Ngoài ra, Nhật Bản , Hàn Quốc kiểm soát rất chặt chẽ theo chuỗi: mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý VHT (hơi nước nóng 47 độ trong 20 phút), kiểm tra, kiểm dịch trước khi xuất khẩu.
– Ngoài ra để sản phẩm xoài đạt các tiêu chuẩn, yêu cầu xuất khẩu, cần phải tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân liên kết, sản xuất theo hướng an toàn ( GAP, Global Gap ) gắn với hình thành các vùng sản xuất tập trung được cấp mã số vùng trồng đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
– Chứng minh xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, nông sản không chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với riêng thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc mà đã là quy định chung của các thị trường nhập khẩu hiện nay. Ngay cả thị trường Trung Quốc hiện nay cũng đã thực hiện chặt chẽ hơn các quy định đối với hoạt động nhập khẩu thông qua các biện pháp tăng cường giám sát, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm… Chính vì nhu cầu thị trường nên đòi hỏi người sản xuất phải tự thay đổi tư duy, tập quán sản xuất phù hợp theo nhu cầu thị trường, đây là điều kiện bắt buộc nếu nông dân muốn nâng cao giá trị sản phẩm, bán được giá.
– Bên cạnh các giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu, cần phải có giải pháp giám sát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên trái xoài, nhất là rà soát, đưa ra tiêu chuẩn việc sử dụng thuốc BVTV phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Bởi hiện nay đã có tình trạng khi kiểm dịch dư lượng thuốc BVTV ở Việt Nam đảm bảo chất lượng, nhưng ra thị trường quốc tế lại bị đánh nhiễm dư lượng thuốc BVTV, điều này gây thiệt hại rất lớn đối với doanh nghiệp và làm cản trở trái xoài Việt Nam vươn xa ra các thị trường khó tính khác như : Mỹ , Canada, EU…
– Khi đã chuẩn hóa sản xuất từ trái cây tươi đến chế biến sau thu hoạch, doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu chính ngạch trái cây tươi sang Nhật Bản , Hàn Quốc cũng như các thị trường tiềm năng khác, vượt qua được rào cản kỹ thuật, có đơn hàng ổn định, giá cao, mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp và nông dân. Ngoài ra, việc quản trị chất lượng từ gốc ( tức là kiểm soát chặt chẽ được dư lượng thuốc BVTV) là yếu tố sống còn, để nếu hàng hóa bị ùn tắc trong xuất khẩu có thể lập tức đưa trở lại nhà máy để chế biến.